tin tức

Cách xử lý hóa đơn điện tử đã lập không có mã của cơ quan thuế

Việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp đã giúp cho cơ quan thuế xây dựng được một cơ sở dữ liệu hóa đơn có tính bảo mật cao, tra cứu thông tin dễ dàng, nhanh chóng. Do đó, các DN được khuyến khích chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử bởi những tiện ích hiệu quả mà nó đem lại. Tuy nhiên trong quá trình chuyển giao, những bỡ ngỡ khi tiếp cận khiến nhiều kế toán gặp phải vướng mắc như hóa đơn điện tử đã lập không có mã cơ quan thuế xử lý thế nào? Quy trình hủy hóa đơn giấy chuyển sang hóa đơn điện tử gồm những gì? Hóa đơn điện tử ký lùi ngày được không?… Bài viết này sẽ giúp DN giải đáp thắc mắc về cách xử lý HĐĐT đã lập không có mã của CQT.

Căn cứ Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định thì cách xử lý trong các trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế cụ thể là:

1. Trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có phát hiện sai sót thì xử lý như sau:

– Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số (04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP).

xử lý hóa đơn điện tử

– Nếu xảy ra sai sót về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã được cấp mã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã được cấp mã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn…số hóa đơn…, ngày… tháng… năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua. Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cơ quan thuế thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) và gửi dữ liệu hóa đơn điện tử mới theo phương thức và thời gian nêu tại Điều 16 Thông tư này.

2. Trường hợp sau khi nhận dữ liệu hóa đơn điện tử, cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) về việc hủy hóa đơn (nếu có). Nếu người bán thông báo hủy hóa đơn điện tử đã lập thì người bán lập hóa đơn điện tử mới để gửi người mua và gửi lại dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế. Nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã lập để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.

3. Cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) cho người bán. Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.

Xem thêm:

Nội thất Đăng Khoa chuyên bán ghế văn phòng nhập khẩu giá rẻ tại Hà Nội

Kinh nghiệm mua căn hộ chung cư trả góp cho vợ chồng trẻ

Rate this post

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button